Nhà thờ lớn Hà Nội; Ảnh: Internet
Chúa có sứ mạng “ cứu chuộc” mọi tội lỗi của loài người, có công lập Hội thánh trên trần gian và lập ra bảy phép bí tích. Chúa bị nhà cầm quyền bắt và hành hình trên giá thập tự năm 33 tuổi vì tuyên truyền tư tưởng bình đẳng, bác ái, chống bất công xã hội. Sau khi chết 3 ngày, Chúa tái sinh, tiếp tục truyền Đạo 40 ngày rồi bay về Trời.
Trong Ba Ngôi: Đức Chúa Cha (có chức năng sáng tạo ra vũ trụ), Đức Chúa Con (có chức năng cứu rỗi), Đức Chúa Thánh thần (có chức năng thánh hóa) thì Đức Chúa Giê Su Critxtô - Đức Chúa Con có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Ki - tô giáo. Tất cả các nhánh của Ki - tô giáo như: Chính Thống giáo, Tin Lành giáo; Anh giáo đều tôn thờ Chúa Giê su Critxtô.
Ngày sinh của Chúa GiêSu Critxtô được coi là điểm khời đầu của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của con người. Người phương Tây coi năm sinh của Đức Chúa là năm đầu tiên của Tây lịch. Ki – tô giáo truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI. Trước đây, lễ Giáng sinh chỉ có ý nghĩa đối với tín hữu Ki – tô giáo. Ngày nay, lễ Giáng sinh không chỉ là lễ trọng của tín hữu Ki – tô giáo mà còn là một lễ hội lớn của nhiều tầng lớp người, đặc biệt là giới trẻ. Đêm Giáng sinh ở các nhà thờ Ki – tô giáo được trang trí lộng lẫy với cây thông Nôel và đèn hoa muôn màu. Từ tối ngày 24 tháng 12, nghi thức lễ hội được tổ chức trọng thể, trong đó có các nội dung quan trọng như: liên hoan văn nghệ với chủ đề Chúa Giê Su Critxtô ra đời trong hang đá, hát thánh ca, Cha cố rao giảng đức tin, thực hành lễ Thánh thể ( ăn bánh thánh và uống rượu Thánh), lễ rước tượng Chúa Giê Su Critxtô từ trong nhà thờ ra hang đá.