top

Tăng "sức đề kháng" cho trẻ trước bạo lực học đường

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 134
thuonghieuviet.net.vn: Bạo lực học đường xảy ra một phần do trẻ chưa có được những kỹ năng trước những hoàn cảnh bạo lực cụ thể. Chính vì vậy, để phòng tránh vấn nạn này cần trang bị những kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng khoa Sức khoẻ vị thành niên tư vấn cho bệnh nhi.
 

Sang chấn tâm lý vì bạo lực học đường

Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một bé gái 12 tuổi, học lớp 6 nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, mệt mỏi, đau đầu, đau bụng do bị bạo lực học đường.

Trẻ vốn khỏe mạnh, hiền lành và có học lực giỏi. Do bố mẹ phải đi làm ăn xa nên trẻ ở cùng với ông bà. Ngày 4/11, trẻ bị một nhóm bạn khoảng 5-6 người đánh vào vùng đầu và người vì lý do trước đó trẻ đã mắng một bạn ở cùng trường.

Tại thời điểm xảy ra sự việc, trẻ không biết kêu cứu với ai. Khi về nhà, ông bà đã nghi ngờ trẻ bị đánh vì quan sát thấy trên người có những vết bầm tím, quần áo bị rách. Tuy nhiên, trẻ cũng không dám chia sẻ vì lo sợ nếu nói ra sẽ bị các bạn đánh tiếp và gia đình chỉ biết trẻ bị các bạn đánh đập cho đến khi một người bạn học cùng trường báo tin.

Tại khoa Sức khỏe vị thành niên, trẻ có các biểu hiện đau đầu, đau bụng và nhức mỏi khắp người do bị đánh. Trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ, chỉ nằm thu mình và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên cho biết, sau khi thăm khám và hỏi chuyện cũng như làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá ngoài những tổn thương về thể chất, trẻ bị sang chấn về tâm lý nặng nề. Sau một thời gian tham gia các hoạt động nhóm và trị liệu tâm lý, trẻ đã cảm thấy tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn, ăn ngủ tốt hơn và được ra viện.

Theo chuyên gia này, bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, cô lập và những hành động này gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ ở học đường. Vấn nạn này gây ra những hậu quả trầm trọng về tinh thần của trẻ như: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, chán học và bỏ học. Đặc biệt, bạo lực học đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử của học sinh.

Vì thế, cần có những biện pháp phòng ngừa để có thể phát hiện sớm các vụ bạo lực học đường, tránh được các hậu quả đáng tiếc. Các bậc phụ huynh cần thường xuyên phối hợp với nhà trường để theo dõi quá trình học tập và sinh hoạt của con mình tại trường.

Bên cạnh đó, để bảo vệ trẻ khỏi vấn nạn nghiêm trọng này, gia đình và nhà trường cần giáo dục cho trẻ các kỹ năng cần thiết phòng tránh bạo lực học đường. Thầy, cô giáo nên động viên, khuyến khích trẻ chủ động báo ngay cho nhà trường và gia đình khi bị bắt nạt hoặc thấy bạn bị hành hung.

Để giúp trẻ phòng, chống bạo lực học đường

Tiến sĩ Ngô Anh Vinh khuyến cáo, khi thấy bạo lực nguy hiểm đến bản thân, trẻ cần phải biết kêu cứu để được sự trợ giúp từ thầy cô giáo, gia đình (bố/mẹ), người thân hoặc những người xung quanh như bảo vệ, bạn bè,…

Trẻ có thể kêu cứu bằng cách hét lớn, chạy nhanh đến những nơi an toàn như gặp thầy cô giáo, phòng bảo vệ, nhà dân,… hoặc gọi điện thoại cho người thân ứng cứu. Không để trẻ rơi vào thế bế tắc, trở thành nạn nhân của những cuộc hành hung.

Trẻ cần nhận biết sớm các dấu hiệu có nguy cơ bạo lực như: nhìn đểu, trêu đùa quá khích, bị cho ra rìa, tẩy chay,… Nếu trẻ nhận biết các dấu hiệu nguy cơ này, trẻ sẽ biết cách cách hành xử để né tránh khỏi bạo lực xảy ra.

Khi nhận thấy mình có nguy cơ bị bắt nạt, trẻ nên chia sẻ với cha mẹ, thầy cô giáo hoặc bạn bè của mình. Phụ huynh và thầy cô giáo giúp trẻ nhìn nhận sự việc, từ đó có những ứng xử phù hợp. Ngoài ra, trẻ cũng cần được rèn luyện trong cuộc sống để giúp trẻ mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, năng lực. Điều này sẽ giúp trẻ không bị yếu thế và tránh khỏi các đối tượng bắt nạt.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động nhóm như: hoạt động thể thao, ngoại khóa, tiếng Anh,… Các hoạt động này sẽ giúp trẻ có được những người bạn thân phù hợp để có thể chia sẻ khi gặp khó khăn. Từ đó trẻ sẽ có được hỗ trợ từ bạn bè nếu trẻ có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường như: thông báo với thầy cô giáo, phụ huynh hoặc chính bạn bè sẽ chủ động giải quyết sự việc liên quan đến bạo lực học đường.

Cần giáo dục cho trẻ về kỹ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè. Trong cuộc sống và học tập, luôn hoà đồng yêu thương giúp đỡ nhau. Trong mọi tình huống đều nên giải quyết một cách hòa thuận, tránh gây căng thẳng, đối đầu. Nếu sự việc quá khả năng giải quyết, thì trẻ nên tìm sự hỗ trợ từ thầy, cô giáo hoặc từ phụ huynh.

Ngoài ra, bản thân trẻ cũng cần có ý thức thông báo với thầy cô giáo hoặc phụ huynh nếu thấy bạn mình bị bắt nạt, bạo lực. Cần giáo dục cho trẻ hiểu việc che giấu thông tin về bạo lực của bạn bè là điều không được phép làm.

PHẠM TUẤN

Tạp chí điện tử việt đức
  • BAC A BANK đồng hành cùng doanh nghiệp vững bước kinh doanh
    BAC A BANK đồng hành cùng doanh nghiệp vững bước kinh doanh
    Thứ 4 | 27/12/2023 - Lượt xem: 559
    VHDN: Luôn sát cánh cùng doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhằm góp phần củng cố năng lực hoạt động, tăng cường lợi thế cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Bắc Á triển khai chương trình ưu đãi “Cùng BAC A BANK – Vững bước kinh doanh” với mục tiêu hỗ trợ nguồn vốn đầu tư tài sản cố định kịp thời, hiệu quả với lãi suất hấp dẫn.
  • Nhu cầu đi lại Tết Dương lịch của người dân giảm mạnh
    Nhu cầu đi lại Tết Dương lịch của người dân giảm mạnh
    Thứ 4 | 27/12/2023 - Lượt xem: 583
    Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2021 năm nay do vào Thứ 6, sau đó là 2 ngày cuối tuần, nên người lao động được nghỉ 3 ngày lên tiếp. Số ngày nghỉ phù hợp để các gia đình nghỉ ngơi đi du lịch cùng nhau, hoặc về thăm gia đình. Dù vậy, sau 1 năm ảnh hưởng bởi dịch COVDI-19, nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi của người dân đã giảm thây rõ không chỉ ngày thường mà cả ngày Tết.

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 125

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong những điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với chương trình hiện hành là sự thay đổi về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các cấp học. Sự thay đổi chủ yếu nằm ở phương pháp và cách thức khai thác sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong những điểm mới của Chương trình giáo...

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 136

Nhắc đến khái niệm "trường học hạnh phúc" là nghĩ ngay đến môi trường học tập mà cả thầy, cô, học sinh và phụ huynh đều cảm thấy vui vẻ trong quá trình tiếp thu, giảng dạy. Trên hết, ngôi trường hạnh phúc cần bảo đảm các tiêu chí về an toàn, yêu thương và tôn trọng; trong đó, an toàn được xem là yếu tố cốt lõi.

Nhắc đến khái niệm "trường học hạnh phúc" là nghĩ ngay đến môi trường học tập...

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 141

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý các phòng và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở năm 2023 với tổng số 20 chỉ tiêu. Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự thi sẽ được công bố vào ngày 16/1/2024. Thời gian tổ chức thi viết dự kiến diễn ra vào đầu tháng 2/2024.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo tổ chức thi tuyển các chức...

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 137

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những thông tin trên mạng xã hội cho rằng Bộ chính thức phê duyệt sách giáo khoa môn tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 để “bỏ tiếng Anh bắt học sinh học tiếng Trung” là thông tin xuyên tạc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những thông tin trên mạng xã hội cho rằng...

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 125

(Tapchivietduc.vn) – Ngày 20/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP về việc dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

(Tapchivietduc.vn) – Ngày 20/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số...

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 130

Mỗi thầy giáo, cô giáo dạy học ở một trường học, một vùng miền khác nhau nhưng tựu trung đều thật sự tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Đó chính là những thầy giáo, cô giáo tiêu biểu trên cả nước năm học 2022-2023, được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.

Mỗi thầy giáo, cô giáo dạy học ở một trường học, một vùng miền khác nhau...

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 126

Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã dẫn tới việc tăng cao cơ học về dân số tại đô thị và kéo theo nhu cầu thiết yếu về giáo dục, nhất là nơi gửi trẻ mầm non của công nhân. Trước thực tế đó, ngành giáo dục các địa phương đã ưu tiên nguồn lực, kịp thời ban hành các chính sách giúp giáo viên mầm non yên tâm công tác cũng như chia sẻ gánh nặng đối với phụ huynh học sinh là công nhân.

Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố...

Thứ 2 | 25/12/2023 - Lượt xem: 123

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong cơ sở giáo dục; ngăn ngừa và xử lý kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường, Ủy ban nhân dân...